anh tin baianh tin baianh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
XÃ XUÂN BẮC TỔ CHỨC ĐÓN NHẬN BẰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA HỌ BÙI ĐẠI TỘC
Lượt xem: 799

Sáng ngày 01/01/2024, UBND xã Xuân Bắc đã tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật họ Bùi Đại tộc. Dự buổi lễ có đồng chí Trịnh Văn Hoàng - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Xuân Trường, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban của huyện, lãnh đạo xã Xuân Bắc, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức xã và đông đảo con cháu họ Bùi.

anh tin bai

     Lịch sử  Đảng bộ và nhân dân Xuân Bắc đã ghi: “Xuân Bắc, ngày trước là một thôn của Trà Lũ được hình thành cùng với nhiều làng xã quanh vùng từ thời vua Lê Thánh Tông, khoảng niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471). Thu ấy Trà Lũ vẫn còn là vùng đất hoang vắng, được bồi đắp bởi phù xa sông Hồng và sông Ninh Cơ. Nhờ chính sách khuyến nông của Triều đình Nhà Lê, Tổ tiên ta đã di cư đến vùng đất mới và dừng lại ở dải đất ven sông Hồng, tìm nơi cao ráo tạo dựng nhà cửa khai phá đất hoang rồi sinh cơ lập nghiệp”.

    Theo cuốn Trà Lũ xã chí  của cử nhân Lê Văn Nhưng thì: Họ Bùi đến lập làng ở thôn Bắc,cùng với dòng họ Trần ở thôn Trung, dòng họ Phan ở thôn Đông là những dòng họ đầu tiên về khai khẩn. Cả ba dòng họ vốn quê gốc Phương Lũ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (nay là làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) nên khi về đây họ đã lấy tên Trà Lũ để đặt tên cho vùng đất mới, trong đó chữ Trà là tên con sông Trà , còn chữ là để ghi nhớ nơi quê cha đất tổ. Hiện nay, nhân dân Trà Lũ xưa, nay là các xã Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phương vẫn còn lưu truyền câu ca:                   

“Chữ Kim đổi lấy chữ Trà

Còn một chữ Lũ để mà làm ghi”

       Tiếp bước ba dòng họ này, cư dân các nơi ở Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây...đã nối tiếp nhau về đây khai phá, hình thành nên một xã Trà Lũ địa vực rộng lớn giáp đến tận khu vực Giao Thủy ngày nay.  Ấp Trà Lũ, dân cư ngày càng đông đức, đất đai mở rộng, được chia thành 3 thôn: Trà Lũ Bắc, Trà Lũ Trung và Trà Lũ Đông. Đến năm Nguyên Hòa thứ nhất  (1533), đời vua Lê Trang Tông xã Trà Lũ  mới chính thức được xác lập trong sử sách của nhà nước phong kiến, xã Trà lũ thuộc huyện Giao Thủy, Trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường. Nay là các xã Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

    Sau khi Thủy tổ Bùi Chí Thanh đặt nền móng cho sự mở mang đất đai nơi đây thì dòng họ Bùi đã phát triển thành một dòng họ lớn ở Xuân Bắc. Kế tục cha ông, con cháu dòng họ Bùi nhiều đời nối tiếp, phân chi, lập nhánh, dù ở nơi đâu đều đóng góp công sức cho cho công cuộc khai hoang, mở đất xây dựng quê hương đất nước. Tiêu biểu là dòng họ Bùi ngành 7 lập nghiệp tại xã Lai thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều công lao khai khẩn đất đai tại địa phương, được triều đình ghi nhận và ban tặng sắc phong.

       Sự phát triển của dòng họ Bùi, đúng như bức Đại tự gỗ tại tòa tiền đường đã ghi: “Nguyên viễn trường lưu”. Dịch nghĩa là “Nguồn sâu chảy dài”- Ý nói: con cháu họ Bùi nhiều như dòng nước chảy dồi dào như nguồn nước chảy không bao giờ hết và đã phát triển thành  một dòng họ lớn Bùi đại tộc ở xã Xuân Bắc.  Thật vậy, với thời gian trên 550 năm ấy, con cháu dòng họ Bùi ngày càng đông đúc cháu con, gồm cả lương lẫn giáo. Làm ăn sinh sống, công tác, học tập trên khắp mọi miền đất nước, tập trung chủ yếu trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắc lắc đến Bắc cạn, Hà Giang, Bắc Giang ....  nơi đâu cũng thấy con cháu dòng họ Bùi đại tộc.  

    Thủy tổ của dòng họ là Bùi Chí Thanh (tên khác là Bùi Chí Hòa) sinh năm 1432, tự là Chân Không, thụy là Ôn Nhã. Vốn là người thông minh, tài hoa, có chí lớn. Năm 1460 niên hiệu Quang Thuận, dự thi khoa cử và đã đỗ Cống sỹ. Năm 1470 niên hiệu Hồng Đức, phò giá vua tiến đánh Chiêm Thành. Sau khi trở về, được bổ nhiệm làm quan tại phủ Thiên Trường. Trong thời gian làm quan tại đây, ông luôn tỏ rõ là vị quan thanh liêm, chính trực, nhân từ, hết lòng giúp dân, giúp nước. Bởi những công lao của mình, ông được triều đình ban phong chức Thái bộc Tự khanh, tước Trà Xuyên tử.

      Ngày 07/03 năm Canh Thìn (1520), Thủy tổ Bùi Chí Thanh qua đời để lại nhiều niềm thương tiếc của dòng họ và dân làng. Phần mộ Thủy tổ, đươc an táng cùng với Thủy tổ các dòng họ khởi nghiệp dựng làng tại khu lăng Lục tộc phía Bắc cạnh Đền Thành Hoàng làng Xuân Bắc. Năm 1968, con cháu  rước tổ về cát táng tại khuôn viên tổ đường và xây lăng.

     Thủy tổ Bùi Chí Thanh không chỉ là người đầu tiên đến khai hoang lập ấp, tạo dựng làng xóm mà còn là người đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển của dòng họ Bùi nói riêng, cộng đồng dân cư xã Xuân Bắc ngày nay nói chung.  Tại tòa tiền đường đật câu đối ca ngợi công công đức Thủy tổ:

Quan ư triều, lập đức ư hương, danh lưu ngọc phả,

Phong vu tiền, gia tặng vu hậu, vị liệt tôn thần

 Nghĩa là:

      Làm quan ở triều đình, lập đức với quê hương, danh tiếng ghi trong ngọc phả

  Triều đại trước sắc phong, triều đại sau gia tặng, ngôi vị xếp bậc tôn thần)

     Ghi nhận công lao khai hoang mở đất của Thủy tổ Bùi Chí Thanh, triều đình nhà Nguyễn đã ban sắc phong thần để con cháu dòng họ và nhân dân địa phương phụng thờ. Hiện còn 2 đạo sắc phong, Đạo sắc ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định 9 (1924) dịch nghĩa:   Sắc xã Trà lũ Bắc, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, nguyên trước đã thờ cúng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Ôn Nhã Tôn Thần, giữ nước giúp dân rất là linh ứng đã được ban cấp sắc phong, chuẩn cho thờ cúng. Đến nay, đúng dịp tứ tuần đại khánh, Trẫm ban chiếu báu ân sâu, gia tăng phẩm trật, phong thêm là Đoan Túc Tôn Thần đặc biệt cho thờ cúng để ghi nhớ Quốc khánh là lễ lớn của nước nhà. Hãy tuân!

     Sắc phong là một chứng tích về một thời kỳ lịch sử huy hoàng của một dòng tộc. Sắc vừa là di sản vật chất, vừa là di sản tinh thần vô giá. Sắc phong là danh bằng ghi nhận công lao to lớn của đức Thủy tổ có nhiều cống hiến công sức, tài, trí cho đất nước, quê hương và dòng họ. Sắc còn là biểu tượng sáng ngời công đức, mang tính chất giáo dục truyền thống về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của các thề hệ hôm nay và mai sau.

     Họ Bùi là một dòng họ có lịch sử lâu đời, vì thế con cháu trong họ luôn kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thề hệ cha ông có nhiều đóng gỏp rất đáng tự hào trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc nhất là trong phong trào các mạng, kháng chiến.

    Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân dân lao động, khắp nơi trong cả nước bùng lên khí thế của người dân một nước độc lập tự do, nguyện một lòng xây dựng chinh quyền cách mạng và cuộc sống mới. Ngày 23/8/1945, Đại diện Ủy Ban cách mạng lâm thời huyện về Xuân Bắc cùng nhân dân tổ chức mít tinh giành chính quyền và công bố 10 chính sách Mặt trận Việt Minh.  Hòa vào khí thế chung của nhân dân trong xã, con cháu họ Bùi tích cự tham gia xây dựng chính quyền, các đoàn thể như thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc...

    Trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt, từ tháng 10/1949 – 1954, quân giặc chiếm đóng vùng quê Xuân Trường, chúng thường xuyên càn quét, săn lùng cán bộ du kích, tàn phá làng mạc. Nhiều con cháu họ Bùi đã cùng quân và dân Xuân Bắc trực tiếp chiến đấu hàng trăm trận, tiêu diệt nhiều tên địch thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của chúng. Chùa Xuân Bắc có vị trí quan trọng  về quân sự, khuôn viên chùa có công sự kiên cố, tam quan trước cửa chùa  du kích sử dụng làm đài quan sát, phía sau chùa là từ đường họ Bùi, có hầm hào thuận lợi cho cả tấn công và phòng ngự, dân quân du kích có thể rút về phía sau an toàn. Trên thân chuông và khánh cổ ở Tam quan xưa, còn mang nhiều vết đạn bắn, đó là những chứng tích nói lên tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Xuân Bắc trong đó nhiều con chaú của họ Bùi.

     Trong kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Xuân Bắc, trong đó có con cháu họ Bùi đã tích cực học tập, lao động sản xuất, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Từ năm 1960 đến 1975, từ đường họ Bùi là một trong những nơi học tập, huấn luyện và đặt kho vũ khí của dân quân tự vệ xã Xuân Bắc phục vụ chiến đấu. Đây cũng là nơi thường trực của Ban chỉ huy quân sự xã. Khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc (1965-1972), từ đường họ Bùi trở thành địa điểm tiễn đưa con em dòng họ lên đường đqánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Tổng kết  hai cuộc  kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở địa phương, họ Bùi có nhiều người con lên đường nhập ngũ, có 36 liệt sỹ,1 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, nhiều người được được thưởng Huân, Huy chương các loại.

    Những đóng góp của di tích và con cháu dòng họ trong các phong trào cách mạng và kháng chiến ở địa phương đã tô đậm truyền thống đấu tranh anh dũng của quê hương, dòng họ, đồng thời khẳng định giá trị di tích, góp phần vào việc giáo dục truyền thống văn hóa, cách mạng đối với các thế hệ con cháu họ Bùi nói riêng và nhân dân Xuân Bắc nói chung.       

  Từ đường họ Bùi là nơi mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự tri ân công đức của con cháu dòng họ với Thủy tổ Bùi Chí Thanh,  người đầu tiên đến vùng đất Trà Lũ xưa, có công khai hoang lập ấp, phát triển đời sống nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Công trình kiến trúc từ đường họ Bùi từ khi khởi dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 18 (sau cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thất bại -1827) đến nay vẫn bảo lưu được giá trị kiến trúc nghệ thuật truyền thống. Những mảng trạm khắc tinh xảo trên các cấu kiện gỗ ở đây mang đặc trưng phong cách nghệ thuật, thế kỷ thứ XIX thời Nguyễn. Tại di tích còn giữ được nhiều di vật, cổ vật như Sắc phong, ngai thờ, câu đối....có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, giúp tìm hiểu về văn hóa, trang trí mỹ thuật của xã hội đương thời.

     Bên cạnh những giá trị về lịch sử, những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng diễn ra tại từ đường hàng năm là dịp để con cháu hướng về cội nguồn, thể hiện truyền thống và đạo lý “Uống  nước nhớ nguồn”, góp phần giữ gìn và bảo tồn, phát huy giá trị các di sản mà cha ông để lại, nâng cao tinh thần đoàn kết trong dòng họ.   

     Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng với sự tác động của thiên nhiên, đến nay di tích vẫn giữ được quy mô, phong cách kiến trúc truyền thống. Điều đó đã thể hiện sự trân trọng của người dân địa phương, của dòng họ đối với việc bảo tồn di  tích văn hóa mà ông cha để lại.

     Ngày 05/9/2023, UBND Tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1731/QĐ-UBND công nhận từ đường họ Bùi, xóm 2, Xã Xuân Bắc, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định là Di tích Lịch sử - văn hóa và Kiến trúc nghệ thuật. Góp phần động viên nhân dân địa phương và đặc biệt là con cháu Bùi Đại Tộc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích ngày một tốt hơn.

Để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di tích, đặc biệt là sau khi Từ đường họ Bùi đựơc Nhà nước xếp hạng, chính quyền địa phương đề nghị dòng họ thực hiện một số công việc sau:

             + Tiếp tục tôn tạo các hạng mục công trình kiến trúc như: cổng, sân, khuôn viên.... tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động văn hóa tín ngưỡng tại di tích.

+ Tăng cường công tác xử lý, chống mối mọt trên các cấu kiện gỗ.

+ Bổ sung thêm đồ thờ tự, đồng thời thực hiện tốt việc bảo quản các hiện vật hiện có tại di tích để phục vụ cho nghiên cứu và khai thác giá trị nhằm làm sáng tỏ thêm thân thế và sự nghiệp của các vị tổ được thợ tại Từ đường.

+ Hằng năm, tổ chức các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết trong dòng họ, góp phần xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp./.

 

          Cơ quan chủ quản: UBND xã Xuân Bắc, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định

          Địa chỉ: Xóm 2 (xóm 4 cũ) - Xã Xuân Bắc

          Email: Xaxuanbac.xtg@namdinh.gov.vn

          ĐT: 0228.3886106

 

image banner