anh tin baianh tin baianh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
Lượt xem: 857
  1. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

An toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) là một chính sách lớn, được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng, thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được thể chế hóa bằng các quy định trong Luật An toàn - vệ sinh lao động.

Để nâng cao nhận thức và tăng cường công tác AT-VSLĐ trong các ngành,các cấp, từ năm 1999 Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức Tuần lễ Quốc gia AT- VSLĐ, phòng chống cháy nổ vào tháng 3 hằng năm; và bắt đầu từ năm 2017 chỉ đạo tổ chức Tháng hành động về AT-VSLĐ vào tháng 5 nhằm phát động một chiến dịch tuyên truyền sâu rộng, giúp nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sản xuất kinh doanh về trách nhiệm đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động, trên cơ sở đó thúc đẩy các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nhằm thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về AT-VSLĐ năm 2024 với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng cụ thể như sau:

  1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động thông qua hoạt động treo băng rôn, pano, áp phích, khẩu hiệu; rà soát,chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với máy, thiết bị, nơi làm việc. Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc huấn luyện, kiểm tra sát hạch kiến thức về AT- VSLĐ đối với người lao động.
  2. Kiện toàn bộ máy làm công tác AT-VSLĐ; mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và các đội sơ cấp cứu tại chỗ; đo, kiểm tra các yếu tố độc hại tại các vị trí làm việc và triển khai thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, trangbị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động; bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
  3. Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát phát hiện những nguy cơ mất an toàn và xây dựng kế hoạch phòng ngừa tai nạn, sự cố cháy nổ tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất;
  4. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở người lao động chấp hành đầy đủ các quy trình, biện pháp làm việc an toàn.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Để ngăn ngừa có hiệu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động cần phối hợp,triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Luật AT-VSLĐ, cụ thể như sau:

  1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có các quyền sau:
    • Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, AT-VSLĐ trong quá trình lao động;
    • Được cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống tai nạn lao động; được huấn luyện về AT-VSLĐ;
    • Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được đóng bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và được hưởng đầy đủ chế độ khi xảy ra TNLĐ, bệnh nghề nghiệp;
    • Được quyền yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp;
    • Được từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý;
    • Được khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về các hành vi vi phạm quy định AT- VSLĐ theo quy định của pháp luật.
  2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau:
    • Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm AT- VSLĐ tại nơi làm việc;
    • Sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp và các thiết bị bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc;
    • Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố,TNLĐ theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động.
  3. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm sau:
    • NSDLĐ phải tham dự khóa huấn luyện AT-VSLĐ; phải tổ chức huấn luyện, cấp thẻ an toàn lao động cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ. Đồng thời phải tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn AT-VSLĐ cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở.
 
  • NSDLĐ phải bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độthoáng, bụi, ồn, rung, hơi khí độc và các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác vàphải bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
  • NSDLĐ phải kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và khai báo sử dụngcác máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với Sở Laođộng - TB&XH; phải định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, nhà xưởng, kho tàng. Hàng năm, phải tổ chức đo kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét cho nhà xưởng, văn phòng làm việc; đo điện trở tiếp đất chống rò điện cho các thiết bị điện.
  • NSDLĐ phải trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục do Bộ Lao động - TB&XH quy định;
  • NSDLĐ phải tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố này.
  • NSDLĐ phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn về AT-VSLĐ bằng tiếng Việt đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng.
  • NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất mỗi năm 1 lần cho ngườilao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm, lao động là người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi thìNSDLĐphải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
  • NSDLĐ phải xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩncấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra TNLĐ.
  • NSDLĐ phải bồi thường hoặc trợ cấp TNLĐ cho người lao động bị TNLĐ.

Để giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thiết thực hưởng ứngTháng hành động về AT-VSLĐ năm 2024 thì người sử dụng lao động, người lao động cần tăng cường hợp tác, cùng nhau thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật AT-VSLĐ.

III. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TNLĐ, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động,gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động (NLĐ) thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải chịu trách nhiệm như sau:

 
  • NSDLĐ phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp;
  • NSDLĐ phải khai báo ngay với Sở Lao động - TB&XH khi xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên để tổ chức điều tra theo thẩm quyền;
  • NSDLĐ phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với NLĐ tham gia bảo hiểm y tế. Trường hợp NLĐ không tham gia BHYT thì NSDLĐ phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho NLĐ.
  • NSDLĐ phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
  • NSDLĐ phải tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động nhẹ hoặc làm bị thương nặng 01 người;
  • NSDLĐ phải bồi thường cho người lao động bị TNLĐ, BNN hoặc trợcấp cho NLĐ bị TNLĐ theo quy định như sau:

+ Trường hợp người lao động bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra hoặc người lao động bị bệnh nghề nghiệp và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được NSDLĐ bồi thường với mức ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0%đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; bồi thường với mức ít nhất 30 tháng tiền lương khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

+ Trường hợp người lao động bị TNLĐ mà do lỗi của chính người lao động gây ra và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được NSDLĐ trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường TNLĐ.

IV. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đúng các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động như sau:

  1. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo số lượng, chất lượng và theo đúng danh mục quy định của Bộ Lao động - TB&XH, ví dụ: Công nhân xếp vải, cắt vải, là quần áo, điều khiển máy may phải được trang bị mũ vải; quần áo lao động phổ thông; khẩu trang lọc bụi; giầy vải mỏng đi trong nhà. Công nhân xây dựng, sửa chữa công trình phải được trang bị quần áo lao động phổ thông, mũ chống chấn thương sọ não, kính trắng chống bụi, giầy vải bạt thấp cổ, dây an toàn chống ngã cao, khẩu trang lọc bụi.
  1. Người sử dụng lao động phải rà soát, phân loại lao động theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được Bộ Lao động - TB&XH ban hành để thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; giảm thời giờ làm việc, tăng thời giờ nghỉ ngơi; trả lương nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,...
  2. Người sử dụng lao động phải rà soát, ban hành và áp dụng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc tại các vị trí có yếu tố có hại ví dụ như bụi, ồn, rung, hơi khí độc hoặc nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép. Hiện vật bồi dưỡng cho người lao động phải giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể, đảm bảo thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày, áp dụng theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 của Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức như mức 1: 13.000 đồng; mức 2:

20.000 đồng; mức 3: 26.000 đồng; mức 4: 32.000 đồng. Nghiêm cấm việc trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật.

  1. Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất mỗi năm 1 lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động là người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
  2. Người sử dụng lao động phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cụ thể như sau:
    • Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày, 48 giờ trong 01 tuần. Trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong tuần. Thời giờ làm việc bình thường không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với người làm công việc đặc biệt, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
    • Thời giờ làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. Tổng số giờ làm thêm không quá 40 giờ trong 01 tháng và 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 300 giờ như: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt may, da, giày, chế biến nông, lâm thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước hoặc các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn. Khi tổ chức làm thêm đến 300 giờ trong một năm thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - TB&XH để quản lý, giám sát.
    • Người lao động làm việc liên tục 8 giờ (hoặc 6 giờ đối với trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường) được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. Trường hợp làm việc ban đêm thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
       Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động với số ngày nghỉ là 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

V. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN TẠI NƠI LÀM VIỆC TRONG GIA ĐÌNH, LÀNG NGHỀ

An toàn điện rất quan trọng trong gia đình, làng nghề do nơi làm việc thường gắn liền với nơi sinh hoạt. Thực tế một mạch điện bị chập có thể gây hỏa hoạn lớn, do đó người lao động cần chú ý thực tốt các biện pháp sau:

  • Sử dụng dây dẫn điện có bọc cách điện chất lượng tốt, có tiết diện phù hợp với dòng điện của các thiết bị sử dụng điện. Không dùng dây điện trần(không có vỏ cách điện) trong nhà; không sử dụng dây, cáp điện, thiết bị điện không đảm bảo chất lượng.
  • Các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong nhà phải đảm bảo an toàn, phù hợp công suất đường dây cấp điện; phải thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện các hư hỏng như hở mối nối, dây bị chuột gặm nhấm vỏ cách điện, dây điện bị biến màu hoặc bong tróc,...
  • Ngắt ngay các thiết bị, dụng cụ điện sinh nhiệt như Bàn là, bếp điện, thiết bị gia nhiệt bằng điện trở,… ra khỏi nguồn điện khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện. Tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi ngủ.
  • Sử dụng cáp điện, thiết bị điện ở những bảng quảng cáo ngoài trời đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn; lắp đặt đúng kỹ thuật; phải thường xuyên, kiểm tra,bảo dưỡng, sửa chữa, chống rò điện.
  • Không dùng giấy bạc và dây kim loại khác để thay thế dây chảy cầu chì,cầu dao;
  • Không được treo móc hàng hóa, vật dụng lên đường dây, thiết bị điện;không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải… để bao che bóng đèn;
  • Không treo bóng đèn sát vách ngăn, trần làm bằng vật liệu dễ cháy.Không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm.
  • Không để các chất dễ cháy (gas, xăng, dầu, giấy, vải…) gần đường dây và các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện như: đèn, bàn là, bếp điện, ổ cắm điện,bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang,…;

VI. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY, THIẾT BỊ TẠI GIA ĐÌNH, LÀNG NGHỀ

Người lao động tại gia đình, làng nghề thường phải sử dụng máy, thiết bị trong không gian chật hẹp. Ví dụ như máy cơ khí nhỏ để gia công gỗ, hàn cắt kim loại, dệt nhuộm... tại xưởng sản xuất đặt trong khuôn viên gia đình, hoặc trong làng nghề.

 

Thực tế trong quá trình chuyển động, các bộ phận như bánh răng, con lăn, dây cua_roa của máy, thiết bị này có thể cán, cuốn, kẹp hoặc văng bắn vào các bộ phận của cơ thể dẫn đến thương tích cho cả người lao động lẫn người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Do vậy, những nơi sản xuất trong gia đình, làng nghề cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động như sau:

  • Thường xuyên kiểm tra, đảm bảo các bộ phận chuyển động của máy,thiết bị có vỏ che chắn bảo vệ. Trường hợp không có thì cần tăng độ an toàn cho các máy, thiết bị bằng cách tạo hoặc gắn những tấm che chắn bảo vệ cách ly sự tiếp xúc giữa người với các bộ phận chuyển động của máy móc, hoặc bố trí những bộ phận chuyển động này quay vào phía tường nhà, nơi ít người đi lại nhằm hạn chế sự tiếp xúc. Các tấm che chắn này cần được làm từ những nguyên liệu bền và cứng như tấm gỗ, tấm tôn kẽm. Khi lắp đặt, cần đảm bảo rằng tấm che chắn các bộ phận chuyển động của máy không gây cản trở cho hoạt động bình thường của máy, cản trở công việc của người lao động.
  • Nơi đặt máy, thiết bị cần phải có bảng hướng dẫn về an toàn trong vận hành thiết bị và hướng dẫn cách xử lý máy trong tình trạng khẩn cấp. Đồng thời cầu dao điện nguồn cần đặt ở chỗ gần người điều khiển máy để dễ dàng thao tác,xử lý khi có sự cố. Ngoài ra cần có ký hiệu bằng màu sắc như sơn đỏ hoặc biển báo ghi rõ ràng chức năng và cách sử dụng nút tắt khẩn cấp hoặc cầu dao nguồn để dễ dàng phân biệt với các nút điều khiển khác và tránh nhầm lẫn khi xử lý.

VII. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ANTOÀN KHI SỬ DỤNG THANG MÁY

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, sự cố nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người liên quan đến việc quản lý, sử dụng, vận hành thang máy chở người, thang máy chở người và chở hàng; để đảm bảo an toàn trong sử dụng thang máy, người sử dụng cần chú ý các yêu cầu cơ bản như sau:

  1. Mỗi thang máy phải có nội quy sử dụng an toàn riêng.
  2. Thang máy là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường (khi thay đổit hiết kế hoặc sửa chữa lớn) theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đạt yêu cầu và được gắn tem kiểm định tại cabin của thang máy; đã được đơn vị khai báo sử dụng và có giấy xác nhận đã khai báo sử dụng của Sở Lao động - TB&XH Bắc Giang.
  3. Tổ chức, cá nhân quản lý thang máy được lắp đặt tại các căn hộ chung cư, các tòa nhà văn phòng, tòa nhà trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn,nhà máy sản xuất, khu vực công cộng… phải phân công tối thiểu 01 người chịu trách nhiệm vận hành thang máy, người này phải được huấn luyện về an toàn vận hành thang máy và phương án xử lý các tình huống sự cố liên quan đến thang máy.
 Trước khi sửa chữa thang máy phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và ngắt cầu dao điện vào thang máy.
  1. Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thay thế các bộ phận đủ nội dung hạng mục công việc theo quy định của nhà chế tạo.
  2. Khi vận chuyển loại hàng có khả năng gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt, cấm vận chuyển các loại hàng này cùng với người.
  3. Đối với thang máy chở hàng có phần điều khiển đơn giản (bằng tay)phải có nội quy vận hành và được treo ở vị trí dễ nhìn tại nơi vận hành. Không được vận hành quá tải trọng cho phép. Hàng hoá khi vận chuyển phải được đóng bao hoặc bỏ vào thùng chứa.
  4. Cấm chở người trong thang máy chở hàng.
  5. Nghiêm cấm những người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí như:Buồng máy, hố thang, nóc ca bin, tủ cầu dao cấp điện …

VIII. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HÀN ĐIỆN, VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ HÀN, CẮT KIM LOẠI

  1. Khi tiến hành công việc hàn điện trong các buồng, thùng, khoang, bểphải thực hiện Thông gió, cử người theo dõi và phải có biện pháp an toàn cụ thểvà được người có trách nhiệm duyệt, cho phép. Không tiến hành hàn ở các hầm,thùng, khoang, bể đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
  2. Khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang bể phải tiến hành thông gióvới tốc độ gió từ 0,3 đến 1,5 m/s. Phải kiểm tra đảm bảo hầm, thùng, khoang bểkín không có hơi khí độc, hơi khí cháy, nổ mới cho người vào hàn.
  3. Trong quá trình hàn cắt kim loại phải tổ chức che chắn bằng các vật liệu không cháy hoặc di chuyển các vật liệu dễ cháy ra khỏi khu vực hàn cắt (tối thiểu 10m), không để vảy hàn có nhiệt độ cao tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy phải có biện pháp an toàn PCCC và phương án xử lý cháy, nổ. Khi tiến hành hàn trên cao và ngoài trời tại các vị trí hàn, nếu chưa có biện pháp phòng chống cháy thì không được tiến hành công việc hàn điện, phải làm sàn thao tác bằng vật liệu không cháy (hoặc khó cháy). 
  4. Khu vực hàn cắt kim loại phải cách ly với khu vực làm các công việc khác. Trường hợp do yêu cầu của quy trình công nghệ, cho phép bố trí chỗ hàn cùng với khu vực làm việc khác, nhưng giữa các vị trí phải đặt tấm chắn bằng vật liệu không cháy. Khi khử dầu mỡ trên bề mặt của vật hàn phải dùng những chất không gây cháy, nổ và không độc hại.
  5. Sử dụng máy hàn phải đảm bảo chất lượng theo quy định. Chỉ sử dụng những người có chứng chỉ về công việc hàn, được huấn luyện về an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy để thực hiện công việc hàn, cắt kim loại;thường xuyên huấn luyện về an toàn lao động cho công nhân hàn để họ nắm vững đặc điểm nguy hiểm cháy nổ trong hàn, cắt kim loại, biết sử dụng thành thạo các loại phương tiện PCCC tại chỗ để có thể dập tắt được đám cháy ngaykhi mới phát sinh.
  1. Chỉ sử dụng các dụng cụ hàn cắt đảm bảo an toàn như các chai khí trong thời hạn kiểm định, dây dẫn khí đảm bảo kín; đường ống dẫn khí phải được bảo vệ tránh tia lửa hàn, xỉ hàn và dầu mỡ; không đặt các chai khí gần nguồn nhiệt, hệ thống điện…. Trong quá trình hàn cần trang bị các phương tiện PCCC cần thiết như bình chữa cháy tại khu vực tiến hành hàn cắt để có thể xử lý kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Khi ngừng công việc hàn cần kiểm tra khu vực xung quanh xem có tồn tại các nguy cơ, yếu tố dẫn đến cháy, nổ không, nếu có thì phải loại trừ ngay
  2. Đối với thợ hàn phải thực hiện các biện pháp an toàn PCCC sau:
    • Chuẩn bị đầy đủ các loại trang bị bảo hộ cá nhân (giầy, găng tay, kính hàn…); Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, kiểm tra tình trạng nước, cát, bình chữa cháy trang bị cho khu vực hàn, chuẩn bị chậu nước để làm nguội mỏ hàn.
    • Không được dùng búa hoặc các dụng cụ phát tia lửa để gõ vào nắp chai chứa khí.
  • Trong thời gian làm việc cần chú ý những vấn đề sau: Khi mồi lửa cho mỏ hàn hơi phải dùng diêm, bật lửa chuyên dùng; khi tiến hành hàn không quàng ống dẫn khí vào cổ, vào vai, kẹp chân, cuộn tròn hoặc bẻ gập ống; khi mỏ hàn hơi đang cháy không mang ra khỏi khu vực làm việc dành riêng cho thợ hàn, khi tiến hành hàn ở trên cao không được mang mỏ hàn hơi đang cháy để leo thang; trong thời gian giải lao phải tắt lửa mỏ hàn và đóng van cấp khi tới mỏ hàn./.
    anh tin bai

 

          Cơ quan chủ quản: UBND xã Xuân Bắc, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định

          Địa chỉ: Xóm 2 (xóm 4 cũ) - Xã Xuân Bắc

          Email: Xaxuanbac.xtg@namdinh.gov.vn

          ĐT: 0228.3886106

 

image banner