anh tin baianh tin baianh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam 23/11/1946 - 23/11/2022 - Sự ra đời và 76 năm xây dựng và trưởng thành của Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam
Lượt xem: 541

Cách mạng tháng 8/1945 thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ và đứng trước tình thế hiểm nghèo. Đế quốc, thực dân lại rắp tâm gây chiến hòng bắt dân ta trở lại cuộc đời nô lệ. Chính trong những ngày sục sôi khí thế cách mạng ấy, một số nhân sĩ, trí thức yêu nước đứng ra vận động và xin phép thành lập Ban Hồng Thập tự Việt Nam (tổ chức tiền thân của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày nay). Một ngày đầu xuân năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và làm việc với đại biểu Ban vận động thành lập Hồng Thập tự Việt Nam. Bác đã hỏi về việc lập Hội, tôn chỉ mục đích và dự kiến chương trình hoạt động, Bác giảng giải về hoạt động của một số Hội Hồng thập tự các nước và chỉ dẫn phương hướng hoạt động của Hồng thập tự nước ta và khuyên: “Phải xuất phát từ tình thương yêu nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Ngày 23/11/1946, tại Đại hội đại biểu Hồng thập tự Việt Nam lần thứ nhất diễn ra tại Đình làng Thanh Ấm, thị trấn Vân Đình, huyện ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội), Hội Hồng thập tự Việt Nam chính thức được thành lập. Đại hội suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự của Hội và Người là Chủ tịch danh dự của Hội trong suốt 23 năm từ ngày thành lập Hội tới khi Người qua đời. Bác sĩ Vũ Đình Tụng được bầu làm Hội trưởng.

Sự ra đời của Hội Hồng thập tự Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu góp phần chăm sóc sức khỏe và đời sống nhân dân, kịp thời phục vụ cho công cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, bước đầu đặt nền tảng cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nhân đạo.

Kể từ đó, ngàỵ 23/11/1946 đã đi vào lịch sử của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam như một mốc son đánh dấu sự ra đời của một tổ chức xã hội nhân đạo quần chúng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm Chủ tịch danh dự đầu tiên. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam mà không phải tổ chức nào cũng có được. Ngay sau khi thành lập, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, hầu hết các hội viên Hồng thập tự đã tích cực tham gia phục vụ tại các mặt trận, tổ chức các trạm cấp cứu, bệnh viện dã chiến, bệnh viện hậu phương. Cũng trong thời gian này, Hội Hồng thập tự Việt Nam phối hợp với ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tiến hành các hoạt động trao trả tù binh chiến tranh theo đúng tinh thần Luật Nhân đạo quố tế, góp phần thực hiện chính sách nhân đạo của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Từ năm 1955 - 1975, Hội hoạt động trong bối cảnh cả nước tập trung cho hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 04/11/1957, tại cuộc họp của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế họp ở Niu-đê-li (Ấn Độ), Hội Hồng thập tự Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của Phong trào.

Ngày 19/11/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hồng thập tự Việt Nam lần thứ II diễn ra tại Hà Nội với 150 đại biểu từ Trung ương đến các tổ chức Hội cơ sở. Bác sĩ Vũ Đình Tụng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. Ngày 27/02/1961, Hội Hồng thập tự Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam được thành lập do Bác sĩ Phùng Văn Cung làm Chủ tịch Hội.

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã quét sạch quân xâm lược trên đất nước ta, Bắc Nam thống nhất một nhà. Ngày 31/7/1976, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị hợp nhất Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Hồng thập tự cộng hòa miền Nam Việt Nam thành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Năm 2018, lần đầu tiên Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức thí điểm “Tháng Nhân đạo” - tháng cao điểm toàn dân làm công tác nhân đạo, triển khai vào tháng 5 hằng năm, chính thức triển khai từ năm 2021, qua đó khẳng định vai trò nòng cốt của Hội trong chủ trì phát động và thực hiện các hoạt động nhân đạo của đất nước. Đồng thời, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 08/3/2018 phê duyệt Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2017 - 2022. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2018 về ‘‘Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới”.

Ngày 12 - 13/6/2000, Đại hội thi đua yêu nước của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Hàng trăm tập thể, cá nhân cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ xuất sắc trong hoạt động nhân đạo thời kỳ đổi mới được Nhà nước khen thưởng. Đại hội thống nhất phát động đợt thi đua yêu nước trong toàn Hội với chủ đề “Làm nhiều viêc thiện vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và đã qua 4 lần Đại hội thi đua yêu nước Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

 Đến tháng 8/2001, Hội đã phát triển tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành và quận, huyện với trên 14.000 tổ chức Hội cấp cơ sở, với hơn 7 triệu hội viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ. Trong giai đoạn này, nhiều mô hình trợ giúp nhân đạo đã được  một số địa phương thực hiện có hiệu quả: “Hũ gạo tình thương”, “Mười người giúp một người ”, “Liên gia làm công tác nhân đạo”, “Vì bạn nghèo”, “Tiền lẻ đẻ tiền vàng”, “Nhà nhân đạo”... Chương trình góp vốn, cho vay vốn làm kinh tế là hình thức cứu trợ xã hội bắt đầu được các cấp hội, các nhà hảo tâm quan tâm, giúp người dân có điều kiện tự vươn lên thoát nghèo. Hoạt động đối ngoại của Hội phát triển mạnh mẽ cả hợp tác song phương và đa phương.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tiến hành qua 11 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc và được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước làm Chủ tịch danh dự. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 nhiệm kỳ 2022 -2027 diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 29 -30/8/2022, với sự tham gia của 502 đại biêu ưu tú đại diện hơn 7,2 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước. Với chủ đề "Xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước", Đại hội XI hướng tới mục tiêu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, thiết thực trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, người bị tổn thương vươn lên trong cuộc sống, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái, đóng góp tích cực trong Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Do có nhiều thành tích xuất sắc, Hội CTĐ Việt Nam đã vinh dự được Đảng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (1998, 2011); Huân chương Độc lập hạng Nhất (1988); Huân chương Lao động hạng Nhì (1971, 2016) đánh dấu những bước trưởng thành vượt bậc của Hội cũng là sự ghi nhận những cống hiến xuất sắc của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong sự nghiệp nhân đạo.

Hội Chữ thập đỏ Xuân Bắc được thành lập đến nay đã qua 5 kỳ Đại hội. Báo cáo tại Đại hội lần thứ 5 nhiệm kỳ 2021 - 2026 ghi rõ: Hoạt động nhân đạo của xã nhà đã đi vào chiều sâu và từng bước vươn lên tạo sự chuyển biến hết sức quan trọng về quan điểm cũng như nhận thức và trách nhiệm củacác cấp đối với hoạt động nhân đạo trong tình hình mới. Cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ phong trào cho hội ngày càng tăng, điển hình tiên tiến được nhân rộng, có nhiều cán bộ hội viên tiêu biểu làm lòng cốt ở các chi hội. Công tác cứu trợ xã hội là nhiệm vụ chủ yếu của hội, hoạt động ngày một phát triển đa dạng cả về chiều sâu và bề rộng, nhiều tập thể, cá nhân từ xã đến cơ sở đã ủng hộ bằng nhiều hình thức việc ủng hộ cứu trợ nhân đạo trong các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư. Do vậy, nhiệm kỳ qua công tác Hội đã hoàn thành mọi nhiệm vụ, chỉ tiêu vận động ủng hộ cấp trên giao..

Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là dịp để mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ tự hào ôn lại bề dày truyền thống 76 năm của Hội, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm là “sứ giả nhân đạo” sẵn sàng có mặt kịp thời ở những nơi khó khăn nhất, sát cánh cùng những người nghèo, người yếu thế trong xã hội, thực hiện sứ mệnh nhân đạo cao cả mà Đảng, Nhà nước đã giao phó.

Trong giai đoạn tới, Hội Chữ thập đỏ xã nhà cùng với các cấp Hội trên cả nước đẩy mạnh hoạt động gắn với các nhiệm vụ nhân đạo để tiếp tục khẳng định hình ảnh, vị thế của tổ chức, phấn đấu “Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác nhân đạo và phong trào Chữ thập đỏ trong tình hình mới”.Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ 2022-2027; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới”.

Người thực hiện: Ông Lê Nguyên Hưởng

 

          Cơ quan chủ quản: UBND xã Xuân Bắc, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định

          Địa chỉ: Xóm 2 (xóm 4 cũ) - Xã Xuân Bắc

          Email: Xaxuanbac.xtg@namdinh.gov.vn

          ĐT: 0228.3886106

 

image banner